Cấu tạo của cây xanh
Cây xanh gồm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản
Cơ quan sinh dưỡng: gồm rễ, thân, lá
1.     Rễ
a.  Phân loại
Các loại rễ: rễ cây gồm 2 loại rễ chính là rễ cọc và rễ chùm
·        Rễ cọc là từ gốc mọc ra một rễ có kích thước lớn mọc sâu xuống giá thể và từ rễ đó xuất phát ra nhiều rễ nhỏ hơn, từ các rễ nhỏ này lại chia thành nhiều rễ nhỏ hơn nữa.
Ví dụ cây nhãn, cây vải, cây bưởi……
·        Rễ chum: từ gốc xuất phát ra nhiều rễ có kích thước gần bằng nhau, các rễ thường mọc vòng xung quanh gốc
Ví dụ: cây lúa, cây hành, cây tỏi…..
b. Cấu tạo:
Rễ gồm 4 miền tính từ gốc ra gồm
+ Miền trưởng thành thường có mạch dẫn chức năng dẫn truyền nước và muối khoáng từ rễ lên gốc, thường có các tế bào già ở giữa
+ Miền hút: có nhiều long hút trên bề mặt rễ chức năng hút nước và muối khoáng từ đất vào trong rễ
Cấu tạo và chức năng các thành phần của miền hút
Các bộ phận của miền hút
Cấu tạo từng bộ phận
Chức năng chính từng bộ phận
                

                        Biểu bì➡
Vỏ
    ↘


                          Thịt vỏ  
                         
Gồm 1 lớp tế bào hình đa giác xếp sát nhau
Bảo vệ các bộ phận bên trong rễ
Lông hút là các tế bào biểu bì kéo dài
Hút nước và muối khoáng hòa tan
Gồm nhiều lớp tế bào có độ lớn khác nhau
Chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa
                                Mạch rây⇢
               Bó mạch   ↗                                               ↘
                              Mạch gỗ⇢
Trụ giữa
               
              ⇘ Ruột      ⇢
Gồm những tế bào có vách mỏng.
-Chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây.
-Chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân, lá
Gồm các tế bào có vách dày hóa gỗ không có chất tế bào
Gồm các tế bào có vách mỏng
Chứa chất dự trữ
Lông hút là 1 tế bào kéo dài và khi nó già đi thì sẽ bong ra, và miền hút trở thành miền trưởng thành
+ Miền sinh trưởng gồm các tế bào có khả năng phân chia nhanh(miền sinh trưởng của rễ) chức năng làm cho rễ dài ra.
Miền sinh trưởng sau khi các tế bào phân chia sẽ tăng lên về kích thước và có sự phân hóa về chức năng dựa vào vị trí của tế bào. Sau khi phân hóa chức năng của các tế bào miền sinh trưởng hình thành miền hút của rễ.
+ Miền chóp rễ: là 1 lớp tế bào, gồm các tế bào có vách dày, xếp xít nhau có chức năng che chở cho đầu rễ.
c. Chức năng của rễ
      Chức năng chính của rễ là hút nước và các muối khoáng từ đất vào và chuyển lên phần thân cây.
Quá trình vận chuyển nước và muối khoáng diễn ra như sau:
       Nước và muối khoáng hòa tan trong đất được lông hút hấp thụ( hấp thụ bị động và hấp thụ chủ động), chuyển tới mạch gỗ của rễ, từ đây nước và muối khoáng được chuyển lên thân và lá dựa vào nguyên lý khuếch tán và chênh lệch áp suất.
(Hấp thụ bị động xảy ra khi nước và muối khoáng ngoài môi trường cao hơn ở trong cây,hấp thu chủ động xảy ra khi nồng độ nước và muối khoáng bên ngoài đất thấp hơn trong cây, quá trình hấp thụ này tiêu tốn năng lượng của cây).
     Muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt cần cung cấp đầy đủ nước và các loại muối khoáng theo nhu cầu của từng loại cây và từng giai đoạn phát triển của cây.
d. Các loại biến dạng của rễ
+Rễ củ: rễ thường phình to chứa các chất dự trữ cho cây: cây cải củ, cây cà rốt, cây sắn…
+ Rễ móc: rễ phụ mọc ra từ thân và trên cành, nhọn cứng đâm sâu vào trụ bám giúp cây leo lên
+ rễ thở: gặp ở các cây sống ở nơi thiếu không khí, các rễ này mọc ngược đâm lên không khí thực hiện chức năng trao đổi khí: cây bụt mọc, cây đước…
+ Rễ giác mút: rễ biến thành giác mút đâm sâu vào thân cây khác còn sống thực hiện chức năng hút dinh dưỡng: các loại cây tầm gửi, cây tơ hồng….
2.     2. Thân cây
a       a. Các loại thân

Theo vị trí của thân trên mặt đất thì thân chia thành 3 loại
+ Thân đứng: thân thường cứng có khả năng đứng thẳng so với mặt đất: cây nhãn, cây vải, cây đa, cây cau, cây dừa
+Thân leo: thân thường mềm, dai  có khả năng leo lên nếu có giá thể bám vào, leo lên nhờ  thân cuốn, tua cuốn, rễ móc…. Cây đậu, cây nho, cây thiên lý…
+ Thân bò: thân mềm bò sát mặt đất: rau má, cỏ lạc, cỏ chỉ…
+ Thân đứng: gồm 3 loại
Thân gỗ: cứng và có nhiều cành : cây nhãn, cây vải…
Thân cột:chỉ có 1 thân chính, không có cành: cây cau, cây dừa
Thân cỏ: mềm, yếu, thấp: rau cải, xà lách…
Sự phân chia các cây chỉ mang tính tương đối ví dụ rau muống khi còn thấp chúng là thân đứng, khi dài hơn có giá thể bám chúng là thân leo, còn nếu không có giá thể chúng là thân bò.
b.  Cấu tạo
Thân bao gồm: thân chính, cành , chồi ngọn và chồi nách
Chồi nách: gồm 2 loại: chồi hoa và chồi lá.

·        Chồi ngọn: chứa nhiều tế bào đang phân chia(miền sinh trưởng) giúp cho thân chính dài ra.
Nếu là cây lấy gỗ thì phải giữ lại chồi ngọn, còn cây lấy ngọn, thu quả thì chúng ta có thể ngắt chồi ngọn chính để các chồi nách phát triển để cây thấp và thu được nhiều ngọn và nhiều hoa, quả.

·        Thân chính và cành có cấu tạo  gồm phần vỏ và trụ giữa
Các bộ phận của thân 
Cấu tạo từng bộ phận
Chức năng của từng bộ phận
                        Biểu bì → 
                
Vỏ gồm ↘         Thịt vỏ→
Gồm một lớp tế bào trong suốt, xếp sát nhau
Bảo vệ các bộ phận trong thân
Gồm nhiều lớp tế bào lớn hơn.

Một số tế bào chứa chất diệp lục
Chức năng bảo vệ

 thực hiện chức năng quang hợp
                     Một vòng →



                                bó mạch   ↘
trụ giữa gồm↗
                            


                        Ruột  →
Mạch rây: Gồm những tế bào sống, vách mỏng
Vận chuyển chất hữu cơ
Mạch gỗ: gồm những tế bào có vách dày hóa gỗ, không có chất tế bào
Vận chuyển nước và muối khoáng
Ruột: gồm những tế bào có vách mỏng
Chứa chất dự trữ


Giữa biểu bì và thịt vỏ có 1 tầng gọi là tầng sinh vỏ( hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp tế bào vỏ, phía trong một lớp thịt vỏ).
Trụ giữa: giữa mạch rây và mạch gỗ có tầng sinh trụ( hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây, phía trong một lớp mạch gỗ)
Khi bóc vỏ thì mạch rây bị bóc theo vỏ, để lộ tầng sinh trụ là lớp nhầy mỏng bao ngoài mạch gỗ
Mạch gỗ được hình thành hằng năm sẽ có màu khác nhau hình thành nên dác và ròng ở cây lâu năm
Rác là lớp gỗ mới được hình thành có màu sáng ở phía ngoài.
Ròng là lớp mạch gỗ được hình thành từ lâu và có màu đậm, cứng, ít bị sâu mọt và thường được sử dụng để đóng đồ .
Ở một số cây mạch gỗ được hình thành qua các năm có màu sắc khác nhau tạo thành vân của gỗ, thông qua số vòng vân gỗ người ta có thể biết được tuổi của một cây gỗ.
c. Chức năng của thân
+ Chức năng vận chuyển nước và muối khoáng do mạch gỗ vận chuyển từ rễ lên lá.
+ Chức năng vận chuyển chất hữu cơ: do mạch rây đảm nhận vận chuyển từ lá xuống rễ.
+ chức năng quang hợp do lớp vỏ đảm nhận khi thân còn non.
D. Các dạng thân biến dạng
+ thân củ: Thân phình to chứa nhiều chất dinh dưỡng dự trữ
+ Thân rễ: thân thường nằm sâu dưới đất, dự trữ chất dinh dưỡng cho cây
+ thân mọng nước: chứa nhiều nước dự trữ trong cây.
3. LÁ
a. Hình dạng và các loại lá:

lá gồm cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân. Phiến lá dạng phiến mỏng, có màu xanh, là phần rộng nhất của lá, chức năng hấp thụ ánh sáng và sử dụng cacbonic để tổng hợp chất hữu cơ cung cấp cho cây.
Gân lá gồm 3 kiểu: gân hình cung, gân song song và gân hình mạng.
lá gồm 2 loại lá đơn và lá kép
+ Lá đơn mỗi cuống gắn với một phiến lá và cuống và lá cùng rụng.
+ Lá kép : có nhiều phiến lá trên 1 cuống lá( mỗi phiến lá nhỏ này được gọi là lá chét), các phiến lá rụng hết thì cuống lá mới rụng.


lá phân bố theo 3 kiểu trên cây: 
                                             +kiểu mọc cách: 2 lá mọc cách nhau 1 khoảng. rau mùng tơi
                                              + Kiểu mọc đối: 2 lá mọc đối nhau tại 1 vị trí trên thân cây. trúc đào
                                              + Kiểu mọc vòng:  nhiều lá(3 lá trở lên) mọc vòng quanh 1 vị trí của thân. hoa sữa
Các lá trên cây thường mọc so le với nhau để có thể nhận được nhiều ánh sáng nhất.
b.  Cấu tạo trong của lá cây 
lá cấu tạo gồm 2 phần biểu bì và gân lá
- Biểu bì cấu tạo bởi một lớp tế bào trong suốt, xếp rất sát nhau, các tế bào có vách dày, xen lẫn với các lỗ khí đặc biệt nhiều lỗ khí ở mặt dưới của lá.lỗ khí thông với có khoang dự trữ khí trong lá thực hiện chức năng trao đổi khí.
ở những cây mọc nơi có nắng nhiều thì trên biểu bì của lá có lớp sáp có chức năng hạn chế sự thoát hơi nước của lá.
- Thịt lá gồm nhiều tế bào có vách mỏng gồm tế bào mô giậu và tế bào mô xốp, tế bào mô giậu có chứa lục lạp ở bên trong. Lục lạp là nhà máy hấp thụ ánh sáng và khí cacbonic tổng hợp thành các chất hữu cơ cho cây, lục lạp chỉ được tạo ra trong điều kiện có ánh nắng nên nơi ít ánh sáng hoặc không có ánh sáng lá cây thường có màu vàng sau đó héo rũ và chết.
các tế bào mô giậu thường xếp ngay dưới lớp biểu bì và ở mặt trên của lá, phía dưới các tế bào mô xốp là các tế bào có nhiều hình dạng khác nhau xếp cách nhau chức năng tạo các khoang chứa khí.
* Gân lá: gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây, các mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân. chức năng vận chuyển nước và chất hữu cơ.
c. Chức năng chính của lá
* Chức năng quang hợp:
- Khái niệm quang hợp: quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi.
- sơ đồ quang hợp:
Kết quả hình ảnh cho chức năng của lá
                    ASáng
nước   +      Khí cacbonic       →     tinh bột +   Khí oxi
(từ rễ)    (lấy từ không khí)    DL     (trong lá)     (thải ra ngoài không khí).
Kết quả hình ảnh cho sơ đồ thoát hơi nước của lá
* Chức năng thoát hơi nước:  khi nhiệt độ môi trường lên cao hoặc độ ẩm không khí xuống thấp thì quá trình thoát hơi nước ở lá diễn ra, hơi nước từ trong lá qua các lỗ khí khổng thoát ra ngoài.  sự thoát hơi nước giúp cây tỏa nhiệt khi trời nóng và giúp tạo sức hút giúp vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá.

* Chức năng hô hấp: lá cây cũng thực hiện chức năng hô hấp. hô hấp cây lấy oxi để oxi hóa các chất hữu cơ thành cacbonic và giải phóng năng lượng cung cấp cho cây
chất hữu cơ  + oxi →→  cacbonic + nước
d. Các loại biến dạng của lá tùy thuộc vào chức năng của lá mà lá có hình dạng khác nhau. 
+ lá biến thành gai ở những cây ưa sống ở nơi khô hạn.
+ lá biến thành tua cuốn hoặc tay móc.
+ lá vảy
+ lá dự trữ các chất hữu cơ
+ lá bắt mồi..








Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

GIỚI THIỆU VỀ CÁC GIỚI SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

cấu trúc và chức năng các bộ phận cấu tạo tế bào

Vách tế bào thực vật