cấu trúc và chức năng các bộ phận cấu tạo tế bào


Tế bào động vật và tế bào thực vật đều có các thành phần sau


1. MÀNG
a. Cấu tạo:

    Mỗi tế bào đều có một màng nguyên sinh gọi là màng cơ bản(màng tế bào) bao bọc. Màng có cấu trúc khảm lỏng, cơ chất chủ yếu là 2 lớp phân tử phôtpholipit xếp quay đầu kỵ nước vào nhau. Khảm lên lớp phôtpholipit mặt ngoài là các phân tử prôtêin (hay glucôprôtêin) xuyên qua hoặc ngập chìm trong lớp phôtpholipit(prôtêin xuyên màng).

     Màng này được xem là lỏng vì các phân tử prôtêin (hoặc glucôprôtêin) có thể dịch chuyển tương đối tự do trong đó. tính chất lỏng này giúp màng có thể tự hàn gắn nhanh chóng các  nơi bị thương tổn cũng như biến đổi hình dạng khi cần thiết.
- Ở tế bào động vật trong thành phần của màng tế bào ngoài 2 thành phần trên còn có thêm côlexteron làm giảm tính thấm của lớp phôtpholipit và tăng tính bền vững của màng.
-Ở thực vật ở màng nguyên sinh có thêm lớp Celluloza làm cho màng trở lên cứng hơn.
-Ở vi khuẩn có thêm lướp vỏ nhầy bao bọc.
b. Chức năng
Màng tế bào giúp ngăn cách các thành phần trong tế bào với môi trường bên ngoài, bảo vệ khối sinh chất bên trong , tham gia tích cực vào quá trình vận chuyển các chất qua màng.
2. TẾ BÀO CHẤT
a. Cấu trúc
 Tế bào chất nằm trong lớp màng  nguyên sinh, có dạng keo nhớt phi cấu trúc và thường xuyên chuyển động, chứa nhiều protein(chủ yếu các men) và nhiều bào quan khác: ty thể, lạp thể, thể gôn gi, ribôxôm...
 Tế bào chất gồm 2 lớp
Ngoại chất: Nằm gần màng tế bào.
Nội chất: Bao quanh nhân.
Ở tế bào động vật và thực vật còn non tế bào chất chiếm đầy khoang tế bào, ở tế bào thực vật trưởng thành có những khoang lớn gọi là không bào.
b. Chức năng:
Tế bào chất là môi trường diễn ra mọi hoạt động sống của tế bào và liên hệ tất cả các thành phần tế bào với nhau, làm cho tế bào trở thành 1 khối thống nhất.
3 CÁC BÀO QUAN
a. TY THỂ
Cấu trúc:
Là những thể hình sợi, hình que  hay hình hạt, kích thước khoảng 0,2- 0,5 µm
- Cấu trúc của ty thể gồm một màng kép bao bọc( màng cơ bản) màng ngoài trơn, màng trong mang nhiều bản răng lược ở mặt trong. Trên màng trong và màng ngoài cũng như trong chất dịch của ty thể có chứa hệ thống enzyme giúp vận chuyển các chất qua màng, tham gia vào quá trình hô hấp giải phóng năng lượng sinh học(ATP) cần thiết cho hoạt động sống của tế bào. Trong ty thể còn chứa một số phân tử ADN VÀ ARN, các phân tử này có lẽ tham gia vào sự di truyền ngoài nhân.
    Trong tế bào, số lượng ty thể dao động tùy theo mức hoạt động của tế bào và thường phân bố ở các bộ phận cần tiêu thụ năng lượng .

Chức năng:
Ti thể là trung tâm hô hấp và giải phóng năng lượng sinh học(ATP) cho mọi hoạt động sống của tế bào.
b. Mạng lưới nội chất
Cấu tạo:
  Là một hệ thống túi và ống với cấu trúc màng kép(màng cơ bản) phân nhánh chằng chịt khắp tế bào(từ màng nhân tới màng tế bào, từ bào quan này tới bào quan khác) thành phần của màng gồm protein và lipit.
- có 2 loại lưới nội chất 
         Lưới nội chất có hạt: Các hạt ribôxôm bám ở mặt ngoài của màng, phát triển mạnh ở các tế bào tổng hợp các sản phẩm protein cho tế bào.
          Lưới nội chất không hạt: Không có các hạt ribôxôm bám vào, phát triển ở các tế bào tiết của tuyến mồ hôi và tuyến thượng thận.
mạng lưới nội chất có hạt, prôtein sau khi được tổng hợp ở ribôxôm qua màng và theo đường ống dẫn tới những nơi cần thiết hay tích tụ ở thể gôngi. Trên màng của mạng lưới nội chất hạt có chứa các men tổng hợp lipit và chuyển hóa glycôgen.
 Chức năng:
      Mạng lưới nội chất có vai trò vận chuyển các chất trong tế bào, tăng bề mặt hoạt động trong tế bào, cách ly tế bào chất thành từng vùng khiến cho quá trình trao đổi chất diễn ra theo nhiều hướng khác nhau, lưới nội chất có hạt có vai trò tổng hợp protein cho tế bào.
c. Riboxom
Cấu trúc:
         Gồm 1 hạt lớn và 1 hạt bé. Bình thường 2 hạt này tách rời nhau đến lúc tổng hợp protein mới liên kết lại với nhau. Mỗi hạt đều cấu tạo bởi 1 số phân tử r ARN và protein.
- Một số riboxom bám trên lưới nội chất, trên màng nhân một số liên kết với các phân tử m-ARN tạo thành các polyxom và phân bố rải rác trong tế bào chất. Lục lạp, ty thể cũng chứa một số riboxom đặc biệt.
riboxom được tạo ra ở nhân con hình thành từ eo thứ cấp của một số NST rồi thoát ra qua các lỗ trên màng nhân ra tế bào chất.
Chức năng:
    Riboxom là trung tâm tổng hợp protein của tế bào.
D. Thể Gôngi
   Cấu trúc: là tập hợp các ống và túi nhỏ dạng bản song song, nối trực tiếp với mạng lưới nội chất có hạt, có cấu trúc màng kép.
chức năng: Thể Gôngi chứa nhiều men tổng hợp các glucoprotein và là cơ quan tiết ra các sản phẩm trao đổi chất của tế bào như chất cặn bã, các loại chất độc từ bên ngoài vào để loại ra khỏi tế bào.
E. Lizôxôm
Cấu trúc: là các túi với kích thước khoảng 0,25 - 0,5µm, có cấu trúc màng đơn lipoprotein, chứa các loại men thủy phân. Các đại phân tử hữu cơ được tế bào hấp thụ bằng thực bào hay ẩm bào, các virut và vật thể lạ xâm nhập vào tế bào, các mảnh bào quan thái hóa đều được  lizôxôm bao lấy và phân giải bởi hệ thống men của mình.
 Chức năng:lizôxôm là cơ quan tiêu hóa nội bào, tham gia bảo vệ cơ thể khỏi virut và các vật thể lạ, chất độc xâm nhập vào cơ thể.
G. Trung thể
chỉ có ở tế bào thực vật bậc thấp và tế bào động vật(trừ tế bào thần kinh) thường nằm gần nhân. Thành phần hóa học chủ yếu là protein, lipit.
chức năng: trung thể có khả năng tự nhân đôi và hình thành sợi tơ vô sắc giúp cho NST phân ly về 2 cực của tế bào trong quá trình phân bào.
H. Lạp thể
chỉ có ở tế bào thực vật hình cầu có cấu trúc màng kép trong lạp thể cũng phát hiện ADN và ARN.
chức năng:
+ lục lạp: chứa chất diệp lục, có vai trò quan trọng đối với quá trình quang hợp
+ Sắc lạp: chứa nhiều chất màu khác nhau, tạo màu sắc cho hoa, quả
+ Bột lạp: không màu và là trung tâm tích lũy tinh bột.
4. NHÂN
mỗi tế bào thường có 1 nhân, có dạng hình cầu hoặc hình trứng, nằm ở phần trung tâm tế bào chất hoặc gần trung tâm của tế bào chất
cấu tạo gồm màng nhân, dịch nhân chứa các sợi nhiễm sắc, nhân con(hạch nhân)
* Màng nhân: là một màng kép như màng nguyên sinh, trên màng nhân có nhiều lỗ nhỏ đảm bảo sự trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất.
* sợi nhiễm sắc: bình thường dạng sợi mảnh, trên sợi nhiễm sắc có các hạt nhiễm sắc(nơi các sợi nhiễm sắc cuộn xoắn). Khi tế bào bước vào giai đoạn phân chia, các sợi nhiễm sắc đóng xoắn, co ngắn lại tạo nên các nhiễm sắc thể có hình dạng và kích thước đặc trưng.
* Hạch nhân: thường ở eo thứ cấp của NST chứa nhiều ARN, protein và men, nó chỉ xuất hiện ở kỳ trung gian giữa 2 lần phân bào và là nơi tổng hợp ra các ribôxôm 
Chức năng: nhân có vai trò quan trọng trong việc điều hòa quá trình trao đổi chất, đảm bảo cho sự sinh trưởng, sinh sản và di truyền của tế bào và là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

GIỚI THIỆU VỀ CÁC GIỚI SINH VẬT TRÊN TRÁI ĐẤT

Vách tế bào thực vật